Nói về dạng Matching sentence endings trước
Trong Reading IELTS, matching sentence endings có thể nói là 1 trong những dạng khó nuốt nhất của IELTS Reading. Nếu không có phương pháp cũng như luyện tập nhuần nhuyễn trước thì rất dễ rơi vào những bẫy cơ bản của người ra đề.
Vậy Matching sentence endings là dạng bài như thế nào và cách giải quyết nó ra làm sao?
Matching sentence endings là dạng đề mà chúng ta sẽ được cho trước một loạt các câu chưa hoàn chỉnh, chưa kết thúc ( thường đánh số thứ tự là 1, 2, 3, 4 ) và một danh sách các câu trả lời để kết thúc các câu chưa hoàn chỉnh kia (thường là A, B, C, D). Nhiệm vụ và yêu cầu đối với chúng ta là nối những câu chưa hoàn chỉnh với phần kết thúc phù hợp dựa trên bài đọc có sẵn.
Các chú ý khi bạn làm dạng này:
- Ở đây là reading và các đoạn văn thường có 1 dụng ý không theo 1 logic có sẵn nào mà ta biết trước, vì vậy không nên đoán mò theo sự hiểu biết và suy luận của chúng ta.
- Đây là một bài kiểm tra mức độ đọc hiểu về đoạn văn của các em hơn là một bài kiểm tra cách nối các vế trong câu lại với nhau nên nhớ là đừng suy luận theo quan điểm và cái nhìn của cá nhân, mà phải tập trung vào dụng ý của đoạn văn.
- Các đề bài sẽ cố gắng đánh lừa bạn bằng việc nối các ý tưởng trong bài đọc với những kết thúc mặc dù ta nghĩ là hợp lý nhưng theo ý của đoạn văn thì sai. Ở đây chú ý là ta đang nối các vế câu phù hợp theo mục đích của đoạn văn chứ không phải chỉ tạo thành câu có nghĩa.
- Một chú ý rất cơ bản nữa là không được tập trung nhiều thời gian ở 1 câu, nếu chưa chọn được đáp án phù hợp thì phải chuyển câu khác. Nếu còn thời gian thì quay lại câu này.
Trình tự các bước làm dạng Matching sentence endings
1. Đọc thật kỹ, nhanh câu hỏi trước và các vế câu chưa hoàn chỉnh
Đọc kỹ và nắm ý nhanh của câu chưa hoàn chỉnh, chú ý và gạch chân, lưu tâm các tên riêng, địa điểm, ngày tháng năm, mốc lịch sử
2. Sử dụng kỹ thuật muôn thuở “ SCANNING”
- Dạng bài này mục đích là kiểm tra khả năng đọc hiểu văn bản của bạn. Thông qua kỹ năng đọc và tìm thông thông tin phù hợp để nối hoàn thành các câu kết thúc khớp với câu chưa hoàn chỉnh trước đó theo dụng ý của đoạn văn. Nên kỹ năng cần thiết cho dạng đề này là “SCANNING” – Đừng đọc kỹ từng đoạn văn, không tốn thời gian cho việc đó.
- Tiếp theo sau khi đọc câu chưa hoàn chỉnh, chúng ta sử dụng “SCANNING” để quay trở lại bài đọc và tìm đoạn văn có chứa đại ý của câu chưa hoàn chỉnh và cố gắng hiểu câu văn đó để tìm ra hàm ý và quay trở lại câu hỏi để ghép đáp án, câu kết thúc phù hợp.
3. Tìm các từ và cụm từ đồng nghĩa
Tìm các từ và cụm từ động nghĩa của câu văn có sẵn trong đoạn văn ở dưới các câu trả lời, câu kết thúc ở bên dưới câu hỏi. Chú ý đến các từ ngữ mang tính phủ định trong câu đó và cũng đừng quá tin tưởng vào các từ đồng nghĩa này khi thấy không hợp lý với câu ở cho sẵn ở đoạn văn trên.
4. Sử dụng phương pháp “đối chiếu”
Sau khi “scanning” và hiểu ý câu văn mà vẫn chưa mang lại đáp án cho mình, chúng ta có thể sử dụng phương pháp “ đối chiếu”. Đối chiếu các câu trả lời với câu hoàn chỉnh trong đoạn văn giống như bạn đang làm dạng true/false/ not given. Nối các lựa chọn mà bạn cho là đúng, sau đó chọn lựa chọn mà mình thấy hợp lý với đoạn văn ban đầu.
5. Tập trung vào 1-2 đáp án có khả năng xảy ra nhất
Tập trung vào 1-2 đáp án có khả năng xảy ra nhất, gạch bỏ những khả năng hoàn toàn không thể xảy ra để tránh làm mình bị phân tâm và rối. Hãy suy nghĩ về ngữ pháp, những cụm từ và ý nghĩa, về loại từ (động từ, danh từ, tính từ, trạng từ) làm cho câu đúng về ngữ pháp
6. Sử dụng sự phán đoán
(cách này không khuyến khích sử dụng. Chỉ sử dụng khi đã sử dụng hết 4 cách ở trên và đã làm hết các câu dễ trước mà còn dư thời gian)
Nhìn vào các lựa chọn để và cố gắng diễn dãi ra vế nào ghép vào là phù hợp nhất, logic nhất với câu chưa hoàn chỉnh ở trước.
Cuối cùng, đừng tốn quá nhiều thời gian cho 1 câu. Nếu không đưa ra được lựa chọn trong thì phải nhanh chóng chuyển sang câu hỏi kế tiếp