Nói về dạng Headings Matching trước
Trong IELTS Reading, ngoài dạng True/False/Not given , Headings Matching là một trong những dạng bài thường gặp và gây khó dễ cho các sĩ tử thi IELTS. Dạng bài này thường làm mất rất nhiều thời gian đối với bạn nào chưa thuần thục trước đó.
Matching Headings hiểu một cách đơn giản chọn tiêu đề phù hợp cho một đoạn văn từ các tiêu đề đã được cho sẵn.. Dạng này bạn cần phải đọc hiểu và nắm ý chính của cả một đoạn.
Các chú ý khi bạn làm dạng này
- Dạng này là dạng bạn cần phải đọc hiểu và nắm ý chính của cả một đoạn nên bạn nói không với tìm Keywords.
- Dạng bài này thường xuất hiện đầu tiên cho một bài text mới, nên nhiều bạn thường làm trước rồi sau đó mới làm các phần phía sau. Tuy nhiên, Làm dạng Headings sau cùng vì nó mang tính tổng quát. Khi làm tất cả các câu hỏi khác là bạn đã có cơ hội đọc lướt cả bài đọc, nắm được tổng quan nội dung của từng đoạn. Sau đó quay trở lại làm dạng Headings sẽ trở nên đơn giản hơn nhiều.
- Một chú ý rất quan trọng là quản lý thời gian. Không được tập trung nhiều thời gian ở 1 câu, nếu chưa chọn được đáp án phù hợp thì phải chuyển câu khác. Nếu còn thời gian thì quay lại câu này
- Đừng đọc kỹ từng chi tiết đoạn văn, chỉ cần đọc lướt qua và chú ý gạch dưới những ý chính mà thôi.
Trình tự các bước làm dạng Headings Matching
Bước 1: Đọc các headings trước rồi sau đó đọc đoạn văn
Chú ý nghĩa của chính của heading, sau đó SKIMMING nhanh để dừng ở đoạn văn phù hợp và tìm ý chính của đoạn văn. Nhớ là nắm rõ ý của heading để đỡ mắc công nhìn tới nhìn lui lại heading, mất thời gian, chỉ việc tìm ý chính trên đoạn văn thôi.
Bước 2: Đọc từng paragraph theo thứ tự từ trên xuống dưới, tìm câu chủ đề (topic sentence) hoặc ý chính.
Thường câu chủ đề là mở đầu cho vấn đề của đoạn 1, đoạn 2 có thể là nguyên nhân, diễn biết tiếp theo của chủ đề đoạn 1 và đoạn 3 là kết thúc, hoặc kết quả, cách xử lý giải quyết vấn đề cho đoạn 1.Vì vậy ở heading nào thì cứ chọn đoạn phù hợp cho dễ tìm hơn
Chú ý câu chủ đề chỉ thường xuất hiện ở đầu đoạn văn chứ không phải là luôn luôn, nó cũng có thể nằm bất kỳ ở phần nào của đoạn văn
Bước 3: Gạch chân các câu mình cho là đúng hoặc đang phân vân câu đó là heading của đoạn văn.
Gạch chân để chú ý, tập trung vào các câu này để đưa ra quyết định nhanh nhất. Đặc biệt lưu ý các tên riêng và hình thức câu. Trong nhiều trường hợp, cùng một nội dung nhưng dạng câu nghi vấn và câu khẳng định có thể là tiêu đề của hai đoạn văn khác nhau
Bước 4. Dựa vào các từ đồng nghĩa và các từ nối để tìm ra ý chính của từng đạo văn.
Các headings thường được tạo ra dựa trên cơ sở sử dụng các từ đồng nghĩa để diễn tả lại đoạn văn và thông thường thì các câu thể hiện kết quả là câu topic sentence với các từ nối như “as a result, consequently…)